Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Cách viết hồ sơ thi JLPT tiếng Nhật chuẩn nhất

Kỳ thi JLPT vô cùng quan trọng với những bạn có ý định đi du học Nhật Bản hoặc muốn làm việc tại các công ty Nhật. Trong bài viết này, Trung tâm tiếng Nhật SOFL sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hồ sơ thi JLPT và một số thông tin cơ bản các bạn cần biết.

I. Đối tượng tham gia kỳ thi JLPT tiếng Nhật

Những người không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Nhật đều có thể tham gia kỳ thi JLPT. Không hề có sự phân biệt về tuổi tác hay giới tính. Hiện nay, có 2 kỳ thi năng lực JLPT trong một năm đó là vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7, và ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 12. Việt Nam là một trong những nước tổ chức cả 2 kỳ thi này (có nhiều nơi chỉ tổ chức 1 trong 2). Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng thí sinh tham dự kỳ thi JLPT lớn nhất hiện nay, chỉ sau các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

>>> Luyện thi JLPT hiệu quả tại SOFL

II. Cách viết hồ sơ thi JLPT chi tiết

Hồ sơ tham gia kỳ thi JLPT luôn có mẫu sẵn, vì vậy các bạn chỉ cần điền chính xác vào các mục trong đấy rồi nộp đi là sẽ được tham gia thi với trình độ các bạn đã đăng ký. Chính vì vậy, các bạn hãy cùng xem qua mẫu hồ sơ đăng ký thi JLPT tiếng Nhật N2 của một bạn đang học tiếng Nhật dưới đây.
Cách viết hồ sơ thi JLPT


Những điều cần lưu ý:

Các chữ dễ bị sai: 1,2,4,6,7,9 (Xem hướng dẫn cách viết đúng ở trong cuốn sách màu hồng)
Thông tin điền viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU

Các mục điền hồ sơ như sau:

1. Trình độ thi: Còn tuỳ thuộc vào mỗi bạn đăng kí ở các trình khác nhau
2. Địa điểm dự thi: Việt Nam có 3 địa điểm thi là Hà Nội, Hồ Chí minh hoặc Đà Nẵng
3. Họ và tên: Viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU, có dấu cách giữa các chữ
ví dụ: NGUYEN THI TRUNG DUC
4. Giới tính: Là Nam thì đánh dấu vào ô male, là nữ thì đánh dấu vào ô female
5. Ngày, tháng, năm sinh: Thứ tự điền là: Năm, tháng, ngày (bạn nào sinh vào tháng từ 1 đến 9 thì điền số 0 đằng trước)
6. Mật khẩu: Các bạn nên để ngày, tháng, năm sinh cho dễ nhớ, trừ trường hợp các bạn có mật khẩu chuyên dụng. Đã từng có rất nhiều bạn vô vọng ngồi gõ mật khẩu, vì không nhớ mình đặt mật khẩu như thế nào. 
7. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ: Người Việt Nam thì điền là 142, còn các bạn nước khác thì tìm vào mục 7 trong cuốn màu hồng tìm nhé
8. Địa chỉ: Các bạn nên viết theo chứng minh thư, viết tiếng việt không dấu
Có số điện thoại, địa chỉ email để lúc hồ sơ bị lỗi, người ta sẽ gọi vào thông báo cho mình . phần POSTAL CODE không cần viết
9. Nơi học tiếng Nhật: không viết cũng được,
10. Địa điểm bạn học tiếng Nhật: Các bạn lật mục 10 trong cuốn hướng dẫn màu hồng và tìm (nó viết bằng tiếng Anh nên cố gắng dịch nhé, hoặc nhờ bạn dịch)
11. Lý do tham gia kì thi (tham khảo mục 11 trong cuốn màu hồng)
12. Công việc hiện tại (tham khảo mục 12 trong cuốn màu hồng)
13. Chi tiết công việc (tham khảo mục 13 trong cuốn màu hồng)
14. Các phương tiện truyền thông học tiếng Nhật (tham khảo mục 14 trong cuốn màu hồng)
15-20: Bạn nào học cái gì thì viết nhé (không quá quan trọng)
21-30: Bạn nào đã tham gia thi JLPT rồi thì điền vào nhé, cả thông tin đỗ hoăc trượt
32: Ký ghi rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ: viết theo thứ tự năm ngày tháng
33: Địa chỉ gửi kết quả: 
- Name (là tên): Khoanh vào ô giới tính, viết tên có dấu viết hoa
- Address (là địa chỉ): Viết địa chỉ chi tiết để gửi kết quả, tiếng Việt có dấu

>>> Thảm khảo : Đề thi thử N4

III. Điểm đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT 

Kỳ thi N5:
Số điểm tổng: Phải trên 80 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Phải trên 38 điểm (Điểm tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N4:
Số điểm tổng: Phải trên 90 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu:Phải trên 38 điểm (Điểm tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N3:
Số điểm tổng: Phải trên 95 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức về ngôn ngữ (Gồm có chữ, từ vựng, ngữ pháp): Ít nhất phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N2:
Số điểm tổng: Phải trên 90 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức về ngôn ngữ (Gồm có chữ, từ vựng, ngữ pháp): Ít nhất phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N1:
Số điểm tổng:Phải trên 100 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức về ngôn ngữ (Gồm có chữ, từ vựng, ngữ pháp): Ít nhất phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Trên đây là cách viết hồ sơ thi JLPT và một số thông tin về điểm đỗ, trượt kỳ thi từ N5 - N1. Chúc các bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

>>> Lịch thi JLPT 2019

0 nhận xét: