Nếu trong tiếng Anh khi nói chuyện, dù là nói chuyện với đối tượng nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng chỉ xưng hô là “I” và gọi đối phương là “You”, thì trong tiếng Nhật, cách xưng hô khá tương tự với tiếng Việt. Khi giao tiếp, bạn cần có xưng hô phù hợp, tùy theo đối tượng nói chuyện của bạn là ai. Và trong bài viết ngày hôm nay Trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL sẽ tổng hợp giúp bạn các cách xưng hô trong tiếng Nhật tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp nhé!
Xưng hô ngôi thứ 1 và ngôi thứ 2 trong tiếng Nhật
Nếu so sánh với cách xưng hô của người Việt Nam thì cách xưng hô trong tiếng Nhật lại có phần dễ hơn. Chẳng hạn, khi gọi một người họ hàng, người Việt Nam có đủ mọi loại xưng hô: bác, chú, cậu thì người Nhật chỉ gọi chung là おじさん (Ojisan), hoặc おばさん (obasan) để gọi chung mợ, cô, bác.
So với tiếng Việt, cách xưng hô trong tiếng Nhật quả thật đơn giản hơn, dù vậy, để ghi nhớ cách xưng hô và sử dụng một cách thành thạo cũng cần chúng ta phải đầu tư rất nhiều thời gian. Dưới đây, bài viết sẽ chia ra thành một số nhóm xưng hô cơ bản giúp việc học từ vựng tiếng Nhật của bạn trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Cách xưng hô trong gia đình
Ngôi thứ 1
- Boku (ぼく): nghĩa là “tôi”, tuy nhiên, boku chỉ được dùng bởi các cậu con trai (các ông bố thường không dùng từ này trong khi nói chuyện).
- Ore (おれ) : mang nghĩa “tao”, khá suồng sã, do đó có nhiều gia đình không xưng hô theo cách này. Dẫu vậy, một số ông bố vẫn dùng “ore” để nói chuyện với vợ hoặc con cái.
- Watashi (わたし): “tôi”, watashi được dùng bởi cả nam và nữ trong gia đình.
- Otousan (おとうさん) là bố, okaasan (おかあさん) là mẹ; bố hoặc mẹ sẽ dùng các từ này để chỉ bản thân. Để nói bố, mẹ chung thì họ có thể dùng ごりょうしん (go ryoushin - bố mẹ).
Ngôi thứ 2
Ngôi thứ 2
|
Cách xưng hô trong tiếng Nhật
|
Em trai
|
Tên + kun
|
Em trai/ gái
|
Tên + chan
|
Chị gái
|
Neesan/ oneesan/ oneue
|
Anh trai
|
Niisan/ oniisan/ oniue
|
Bố
|
Tousan otousan/ papa hoặc chichioya jiji (ông già)
|
Mẹ
|
Kaasan/ okaasan/ hahaoya/ mama
|
Ông (nội, ngoại)
|
Jiisan/ ojiisan
|
Bà (nội, ngoại)
|
Baasan/ obaasan
|
Cô, dì, bác (nữ giới)
|
Basan/ obasan
|
Chú, cậu, bác (nam giới)
|
Jasan/ ojisan
|
Tất cả các trường hợp trên đều có thể thay “san” bằng “chan”.
Cách xưng hô trong trường học
Bạn bè với nhau
Bạn bè với nhau
| ||
Ngôi thứ 1
|
Ngôi thứ 2
| |
Watashi/ Boku (tôi)
Ore (tao- dùng với bạn thân)
Xưng tên
|
Tên riêng+ chan (bạn nói chung)
Tên riêng + kun (bạn nam)
Kimi (đằng ấy/ cậu)
Omae (mày- với bạn thân)
Tên+ senpai (với anh chị khóa trước)
|
Học trò với thầy cô và ngược lại
Trò với thầy
|
Thầy với trò
| ||
Ngôi thứ 1 (Trò)
|
Ngôi thứ 2 (Thầy)
|
Ngôi thứ 1 (Thầy)
|
Ngôi thứ 2 (Trò)
|
Watashi (tôi)
Boku (tôi, học sinh nam dùng khi thân thiết)
|
Sensai (thầy/ cô)
Tên riêng + sensai/ senseigata
Kouchou sensei (Hiệu trưởng)
|
Sensai (thầy/ cô)
Watashi (tôi)
Boku (tôi, thầy giáo dùng khi thân thiết)
|
Tên riêng
Tên riêng + kun (dành cho nam)
Tên riêng + chan/ kimi/omae (dùng chung cả nam và nữ)
|
Cách xưng hô trong công ty
- Với ngôi thứ nhất: chúng ta cần tự xưng: watashi/ boku/ ore (ore chỉ được dùng với người cùng cấp hoặc dưới cấp
- Với ngôi thứ 2
Cấp trên
|
Đồng cấp
|
Cấp dưới
|
Tên + san/ senpai
|
Tên riêng
| |
Tên + chức vụ ( buchou: trưởng phòng; shachou: giám đốc)
|
Omae (mày, dùng khi thân thiết)
| |
Kimi (cô, cậu)
|
Xưng hô trong giao tiếp xã giao
Ngôi thứ nhất
- Ore (ore: tao). Lưu ý, khi tự xưng “ore” với người không thân thiết, rất dễ xảy ra tình huống cãi nhau vì ore mang tính suồng sã cao, thường chỉ được dùng nếu có mối quan hệ thân thiết.
- Atashi: có tính chất điệu hơn watashi, thường được con gái sử dụng, trong tình huống thân mật.
Ngôi thứ 2
- Omae (mày): giống như tự xưng ore, nếu gọi người khác là “omae” cũng dễ dẫn đến cãi vã.
- Temae (tên này), đối phương có thể đánh bạn nếu bạn gọi họ bằng cách này.
- Aniki (đại ca), cách xưng hô này được dùng trong băng nhóm, hoặc được những người thân thiết dùng với nghĩa trêu đùa.
- Aneki (chị đại), tương tự như “anika”, nhưng dùng khi đối phương là nữ giới.
Cách xưng hô trong mối quan hệ yêu đương
Thông thường, với những cặp đôi ở Nhật, mỗi độ tuổi lại có cách xưng hô phổ biến riêng.
- Với độ tuổi khoảng 20, cách xưng hô phổ biến nhất là : tên riêng + chan/ kun.
- Những cặp đôi độ tuổi 30 có hai cách gọi: tên riêng + chan/ kun hoặc gọi bằng nickname (ít hơn).
- Với những cặp đôi độ tuổi 40, cách gọi phổ biến nhất là chỉ gọi tên (không kèm chan/ kun); ngoài ra họ cũng có thể gọi bằng “tên + san” (ít hơn cách trước).
>>> Xem thêm : Hội thoại giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật
Xưng hô ngôi thứ 3 trong tiếng Nhật
Trong cuộc đối thoại giữa hai người có thể nhắc đến đối tượng thứ ba - được gọi là ngôi thứ 3. Để nói về những người này, người ta thường gọi bằng một số cách sau:
- Tên + san/ kun/ chan.
- Tên + chức vụ; trong trường hợp nói về một người trong công ty mình với công ty khác chỉ dùng “tên”.
- Tên + sama: dùng trong trường hợp lịch sự, thể hiện sự tôn trọng (dùng cho cả nam và nữ).
- Đối với người thân, bạn có thể dùng: haha (mẹ tôi); chichi (bố tôi), ani (anh tôi), ane (chị tôi), imouto (em gái tôi), ototo (em trai tôi) để nhắc đến họ.
Trên đây là các cách xưng hô tiếng Nhật cơ bản, phổ biến được người Nhật sử dụng. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc học tập khi đi du học hay làm việc, học tập ở Nhật Bản. Chúc các bạn học tiếng Nhật vui vẻ nhé!
0 nhận xét: