Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Những tài liệu học giao tiếp tiếng Nhật cực chất
Những tài liệu học giao tiếp tiếng Nhật được Trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL giới thiệu dưới đây sẽ là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ bạn trong quá trình học tập. Để giúp bạn có thể giảm thiểu thời gian tìm kiếm và lựa chọn được những cuốn sách phù hợp nhất hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Basic Kanji Book – Tài liệu tiếng Nhật cơ bản cần có

Một trong những tài liệu học giao tiếp tiếng Nhật mà bạn không thể bỏ qua đó là cuốn sách Basic Kanji Book. Từ trước đến nay phần Kanji vẫn luôn là phần khó khăn và phức tạp nhất đối với những người học tiếng Nhật, đặc biệt là đối với các bạn lần đầu tiên học. Cuốn sách này được đánh giá là cuốn sách luyện Kanji vô cùng hiệu quả. Bảng chữ Kanji được sắp xếp theo các chủ đề quen thuộc và cực kỳ gần gũi với người học. Basic Kanji Book gồm có tất cả 2 tập với 750 chữ Kanji thông dụng nhất, giúp bạn có thể dễ dàng làm quen và ghi nhớ. Đặc biệt hơn là các bài tập ứng dụng trong sách được giải thích theo cách đơn giản và cực kỳ dễ hiệu giúp người học ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Basic Kanji Book

2. A Dictionary of Basic Japanese Grammar

Là cuốn sách cực kỳ phù hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Nhật, hiện đang ở trình độ tiếng Nhật sơ cấp. Cuốn sách này không đi sâu vào việc học ngữ pháp khô khan mà truyền tải lại cho người học phương pháp học thực tế vô cùng linh hoạt. Những điểm ngữ pháp được chia đều thành từng mục và sắp xếp một cách cực kỳ khoa học để người học có thể theo dõi, nhớ và hiểu một cách đơn giản nhất. Bên cạnh đó là các ví dụ được trình bày gồm có cả chữ Kanji, Katakana kết hợp cùng với Romaji để mang lại cho người học những kiến thức toàn diện nhất.
A Dictionary of Basic Japanese Grammar

3. 24 quy tắc học Kanji

24 quy tắc học Kanji là một trong những tài liệu tiếng Nhật sơ cấp rất hữu ích cho người mới bắt đầu. Đặc biệt đối với những người gặp khó khăn về Kanji. Sách bao gồm 2 tập với nội dung là những quy tắc, tiêu chuẩn giúp học Kanji dễ dàng hơn. Đây sẽ là một tài liệu bổ trợ giúp ích rất nhiều cho việc học Hán tự của những người đang ở trình độ sơ cấp. Bên cạnh đó, phần nội dung của sách được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu. Vì vậy bạn có thể ghi nhớ và nắm vững kiến thức một cách hiệu quả nhất.
24 quy tắc học Kanji

4. Shadowing Nihongo wo Hanasou

Nghe là một kỹ năng rất quan trọng đối với người học tiếng Nhật, bởi nó là một phần không thể thiếu trong bài thi JLPT. Shadowing Nihongo wo Hanasou là một bộ giáo trình luyện nghe được biên soạn theo phương pháp Shadowing – một phương pháp luyện nghe tiếng Nhật được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này khuyên người học hãy nghe và cố gắng bắt chước những gì nghe được. Với cách này, bạn không chỉ có thể phát âm một cách tự nhiên mà còn tăng khả năng nghe tiếng Nhật. Sách bao gồm 2 tập với những đoạn hội thoại từ ngắn đến dài ở các cấp độ khác nhau. Trong đó tập 1 phù hợp cho những người học ở trình độ sơ cấp. Các bài nghe trong sách có chủ đề đa dạng với nhiều ngữ cảnh khác nhau, giúp bạn tăng khả năng phản xạ tiếng Nhật và nghe tốt hơn.
Shadowing Nihongo wo Hanasou

5. Shokyuu De Yomeru Topikku 25

Nếu bạn đang muốn tìm tài liệu tiếng nhật cho người mới học, Shokyuude Yomeru Topikku 25 sẽ là sự lựa chọn phù hợp của bạn. Đây là cuốn sách đọc hiểu thuộc bộ giáo trình Minna no Nihongo, với nội dung tương ứng với phần ngữ pháp trong quyển chính Honsatsu. Những bài đọc trong sách đều có các mẫu ngữ pháp đã học, giúp bạn củng cố kiến thức cũng như rèn luyện khả năng đọc. Bên cạnh đó, các bài tập này cũng giúp người học làm quen với các bài tập đọc hiểu và chuẩn bị cho các kỳ thi Nhật ngữ.
Shokyuu De Yomeru Topikku 25

Những người mới bắt đầu học tiếng Nhật để đạt được kết quả tốt nhất các bạn cần phải có phương pháp cũng như tài liệu sao cho phù hợp nhất. Hy vọng những tài liệu học giao tiếp tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu sẽ giúp ích phần nào cho việc học của bạn một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm : Khóa học tiếng Nhật giao tiếp TPHCM

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

Tuyệt vời bí quyết luyện thi tiếng Nhật N4 đạt kết quả cao nhất
Bài viết chia sẻ sau đây của Trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL sẽ giúp bạn có được phương pháp luyện thi tiếng Nhật N4 một cách hiệu quả nhất để đạt được kết quả cao trong kỳ thi năng lực JLPT.
Luyện thi tiếng Nhật N4 tại SOFL

>>> Đề thi JLPT N4

1. Luyện thi tiếng Nhật N4 phần từ vựng

Hầu hết các bạn đều sợ phần này. Vì mỗi mốc đều có số lượng từ vựng và chữ Kanji cần nhớ nhất định vì vậy việc học từ vựng đòi hỏi phải chăm chỉ, học hàng ngày thì các bạn mới có vốn từ vựng tốt được.

Các bạn hãy tự tạo cho mình một thói quen học từ vựng hàng ngày vì khi vốn từ vựng của các bạn nhiều thì trong lúc thi tiếng Nhật JLPT các bạn sẽ có khả năng chọn đáp án đúng cao hơn. Sau khi đã nắm chắc được từ vựng rồi thì chúng ta sẽ chuyển ngay sang bước sau nhé! 

2. Luyện thi JLPT N4 phần ngữ pháp

Học tiếng Nhật thì ngữ pháp thường là phần thi dễ nhất trong bài thi. Trong phần ngữ pháp thường sẽ kiểm tra các kỹ năng về ngữ pháp tiếng Nhật được yêu cầu trong cấp độ mà bạn đăng ký dự thi dưới dạng ý nghĩa và cách sử dụng như cách tạo câu như thế nào, câu ở thể quá khứ hay thể hiện tại,...

Khi các bạn đã hiểu ý nghĩa và cách dùng của từng cấu trúc ngữ pháp, cũng như đã luyện tập với các câu ngữ pháp trong giáo trình học thì sẽ không khó để các bạn có thể kiếm điểm cao trong phần thi này. Ngoài việc đó ra thì việc nắm ngữ pháp tốt sẽ giúp bạn đọc hiểu bài thi một cách tốt hơn, từ đó có thể giúp bạn đưa ra những câu trả lời chuẩn xác nhất. Đó là một yếu tố rất quan trọng trong bí quyết luyện thi tiếng Nhật JLPT.

3. Luyện thi năng lực tiếng Nhật N4 phần đọc hiểu

Nhiều bạn trong khi thi phần đọc hiểu của họ điểm thường bị kéo xuống bởi phần này vì nó chiếm nhiều điểm nhất. Nguyên nhân là do trong phần này có chứa nhiều chữ cái Kanji chưa được học mà trong các bài đọc trước người học chưa từng nhìn thấy. Cũng chính vì phần này là phần khó ghi điểm nên SOFL khuyên các bạn hãy làm phần từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật trước sau đó cuối cùng mới làm phần này.

Điểm mẫu chốt không phải là các bạn hiểu hết bài đọc mà khi thi thì các bạn nên đọc câu hỏi trước rồi tìm kiếm câu trả lời trong bài đọc. Đây là cách tiết kiệm thời gian và kiếm điểm dễ dàng hơn. Và điều tất yếu là để đạt được điểm cao trong phần này thì bạn cần phải có vốn từ vựng, ngữ pháp cũng như chữ Kanji tốt thì các bạn có thể hiểu nghĩa câu theo đúng với thực tế và trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng hơn.

4. Luyện thi tiếng Nhật cấp độ N4 phần nghe hiểu

Nghe là một phần khó nhất với các bạn tham dự kỳ thi tiếng nhật JLPT. Vì mỗi bài thi các bạn chỉ được nghe một lần để nghe câu hỏi và phải trả lời nó ngay lập tức, ngay cả khi các bạn chưa kịp nghe câu hỏi hay là quên câu hỏi hoặc là không hiểu chúng một chút nào. Cách duy nhất đó là nghe thật nhiều, nghe qua đài, video, ca nhạc, phim ảnh Nhật Bản… Để làm tốt phần này, các bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

        - Nghe ít nhất là 5 lần không nhìn vào lời thoại
        - Đọc xong lời thoại sẽ nghe từ 5 lần trở lên 
        - Vừa nghe và vừa đọc lời thoại ít nhất là từ 3 lần trở lên
        - Không nhìn lời thoại cố gắng đọc to những gì bạn nghe được trong 5 lần liên tiếp

Mặc dù nghe theo cách này rất tốn thời gian nhưng mà nó sẽ giúp các bạn cải thiện kỹ năng nghe nhanh chóng sau một thời gian luyện tập. 

Trên đây là bí quyết để luyện thi tiếng Nhật N4 một cách hiệu quả nhất mà Trung tâm Nhật ngữ SOFL muốn giới thiệu cho các bạn. Hy vọng với bí quyết này các bạn sẽ biết cách ôn luyện sao cho hiệu quả nhất. Chúc các bạn chuẩn bị  tốt cho kỳ thi năng lực tiếng Nhật nhé!

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Cách viết hồ sơ thi JLPT tiếng Nhật chuẩn nhất
Kỳ thi JLPT vô cùng quan trọng với những bạn có ý định đi du học Nhật Bản hoặc muốn làm việc tại các công ty Nhật. Trong bài viết này, Trung tâm tiếng Nhật SOFL sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hồ sơ thi JLPT và một số thông tin cơ bản các bạn cần biết.

I. Đối tượng tham gia kỳ thi JLPT tiếng Nhật

Những người không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Nhật đều có thể tham gia kỳ thi JLPT. Không hề có sự phân biệt về tuổi tác hay giới tính. Hiện nay, có 2 kỳ thi năng lực JLPT trong một năm đó là vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7, và ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 12. Việt Nam là một trong những nước tổ chức cả 2 kỳ thi này (có nhiều nơi chỉ tổ chức 1 trong 2). Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng thí sinh tham dự kỳ thi JLPT lớn nhất hiện nay, chỉ sau các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

>>> Luyện thi JLPT hiệu quả tại SOFL

II. Cách viết hồ sơ thi JLPT chi tiết

Hồ sơ tham gia kỳ thi JLPT luôn có mẫu sẵn, vì vậy các bạn chỉ cần điền chính xác vào các mục trong đấy rồi nộp đi là sẽ được tham gia thi với trình độ các bạn đã đăng ký. Chính vì vậy, các bạn hãy cùng xem qua mẫu hồ sơ đăng ký thi JLPT tiếng Nhật N2 của một bạn đang học tiếng Nhật dưới đây.
Cách viết hồ sơ thi JLPT


Những điều cần lưu ý:

Các chữ dễ bị sai: 1,2,4,6,7,9 (Xem hướng dẫn cách viết đúng ở trong cuốn sách màu hồng)
Thông tin điền viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU

Các mục điền hồ sơ như sau:

1. Trình độ thi: Còn tuỳ thuộc vào mỗi bạn đăng kí ở các trình khác nhau
2. Địa điểm dự thi: Việt Nam có 3 địa điểm thi là Hà Nội, Hồ Chí minh hoặc Đà Nẵng
3. Họ và tên: Viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU, có dấu cách giữa các chữ
ví dụ: NGUYEN THI TRUNG DUC
4. Giới tính: Là Nam thì đánh dấu vào ô male, là nữ thì đánh dấu vào ô female
5. Ngày, tháng, năm sinh: Thứ tự điền là: Năm, tháng, ngày (bạn nào sinh vào tháng từ 1 đến 9 thì điền số 0 đằng trước)
6. Mật khẩu: Các bạn nên để ngày, tháng, năm sinh cho dễ nhớ, trừ trường hợp các bạn có mật khẩu chuyên dụng. Đã từng có rất nhiều bạn vô vọng ngồi gõ mật khẩu, vì không nhớ mình đặt mật khẩu như thế nào. 
7. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ: Người Việt Nam thì điền là 142, còn các bạn nước khác thì tìm vào mục 7 trong cuốn màu hồng tìm nhé
8. Địa chỉ: Các bạn nên viết theo chứng minh thư, viết tiếng việt không dấu
Có số điện thoại, địa chỉ email để lúc hồ sơ bị lỗi, người ta sẽ gọi vào thông báo cho mình . phần POSTAL CODE không cần viết
9. Nơi học tiếng Nhật: không viết cũng được,
10. Địa điểm bạn học tiếng Nhật: Các bạn lật mục 10 trong cuốn hướng dẫn màu hồng và tìm (nó viết bằng tiếng Anh nên cố gắng dịch nhé, hoặc nhờ bạn dịch)
11. Lý do tham gia kì thi (tham khảo mục 11 trong cuốn màu hồng)
12. Công việc hiện tại (tham khảo mục 12 trong cuốn màu hồng)
13. Chi tiết công việc (tham khảo mục 13 trong cuốn màu hồng)
14. Các phương tiện truyền thông học tiếng Nhật (tham khảo mục 14 trong cuốn màu hồng)
15-20: Bạn nào học cái gì thì viết nhé (không quá quan trọng)
21-30: Bạn nào đã tham gia thi JLPT rồi thì điền vào nhé, cả thông tin đỗ hoăc trượt
32: Ký ghi rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ: viết theo thứ tự năm ngày tháng
33: Địa chỉ gửi kết quả: 
- Name (là tên): Khoanh vào ô giới tính, viết tên có dấu viết hoa
- Address (là địa chỉ): Viết địa chỉ chi tiết để gửi kết quả, tiếng Việt có dấu

>>> Thảm khảo : Đề thi thử N4

III. Điểm đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT 

Kỳ thi N5:
Số điểm tổng: Phải trên 80 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Phải trên 38 điểm (Điểm tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N4:
Số điểm tổng: Phải trên 90 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu:Phải trên 38 điểm (Điểm tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N3:
Số điểm tổng: Phải trên 95 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức về ngôn ngữ (Gồm có chữ, từ vựng, ngữ pháp): Ít nhất phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N2:
Số điểm tổng: Phải trên 90 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức về ngôn ngữ (Gồm có chữ, từ vựng, ngữ pháp): Ít nhất phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Kỳ thi N1:
Số điểm tổng:Phải trên 100 điểm (Điểm tối đa: 180)
Điểm kiến thức về ngôn ngữ (Gồm có chữ, từ vựng, ngữ pháp): Ít nhất phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Phải trên 19 điểm (Điểm tối đa: 60)

Trên đây là cách viết hồ sơ thi JLPT và một số thông tin về điểm đỗ, trượt kỳ thi từ N5 - N1. Chúc các bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

>>> Lịch thi JLPT 2019

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Những sai lầm khi học tiếng Nhật online miễn phí
Có rất nhiều bạn học viên học tiếng Nhật online miễn phí thắc mắc tại sao học mãi mà trình độ không tăng lên, dẫn đến tình trạng chán nản, muốn bỏ cuộc. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì nên xem lại bản thân, phương pháp học và xem mình có mắc phải những lỗi sau khi học tiếng Nhật online không nhé.
Học tiếng Nhật online có hiệu quả không?
Học tiếng Nhật online có hiệu quả không?

Không cố gắng mở rộng vốn từ vựng

Từ vựng tiếng Nhật có rất nhiều và tương đối khó. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua phần này nếu như muốn học tốt tiếng Nhật. Khi có một vốn từ vựng vững chắc, bạn sẽ tự tin hơn khi sử dụng tiếng Nhật giao tiếp đồng thời không bị bối rối khi gặp phải một chủ đề mới khi nói chuyện với người Nhật hàng ngày.

Trong quá trình học tiếng Nhật online miễn phí, người học không nên chỉ học từ vựng trong sách mà hãy tìm cách mở vốn từ của mình thông qua tivi, đài báo, phim truyện, các show truyền hình… Đặc biệt với các bạn có ý định đi du học hay làm việc ở Nhật Bản thì nên học những từ vựng chuyên ngành để chuẩn bị cho tương lai bản thân.

Ngại nói khi học tiếng Nhật online miễn phí

Mục đích của học ngoại ngữ đó là để giao tiếp chứ không phải chỉ là ghi lại thông tin trên giấy. Bởi vậy nên nếu muốn học tốt ngoại ngữ nói chung cũng như tiếng Nhật nói riêng, bạn phải chăm chỉ luyện nói, luyện giao tiếp. Nhiều bạn khi học tiếng Nhật online thường gặp phải vấn đề dẫn đến ngại nhói như: thiếu tự tin, nhút nhát, sợ nói sai… Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngôn ngữ, nếu bạn chỉ học lý thuyết trên giấy mà không nói thì sẽ không bao giờ có thể giỏi được tiếng Nhật. Hãy cứ nói, nếu sai thì sửa và cố gắng thật tự tin khi nói.

Khi học tiếng Nhật online miễn phí, có một khó khăn mà người học gặp phải đó là thiếu môi trường luyện tập. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể đăng ký học tiếng Nhật online tại Trung tâm tiếng Nhật SOFL để có thể tham gia vào các nhóm thực hành hoặc được giảng viên giúp đỡ. Ngoài ra, bạn còn có thể kết bạn với người bản xứ hoặc những người cùng học tiếng Nhật để luyện tập giao tiếp hàng ngày.

Nghe chưa đủ

Nghe là một kỹ năng khó của tiếng Nhật. Người Nhật thường nói khá nhanh nên ban đầu, người học tiếng Nhật online miễn phí sẽ cảm thấy khó khăn để theo được nhịp câu chuyện. Bởi vậy nên người học thường không hào hứng lắm với việc luyện nghe, dẫn đến trình độ tiếng Nhật không cao. Đây là một sai lầm bởi nếu không thường xuyên nghe tiếng Nhật, bạn sẽ không quen được với cách nói chuyện của người bản địa cũng như không tạo cho mình được phản xạ giao tiếp.

Để khắc phục sai lầm này, các bạn học tiếng Nhật miễn phí nên chủ động tìm các chương trình tivi hay anime, chương trình thực tế, bản tin tiếng Nhật để luyện nghe. Việc nghe thường xuyên kết hợp với phương pháp nghe đúng đắn sẽ rất hiệu quả trong việc nâng cao trình độ của bản thân.

Không biết cách vận dụng linh hoạt kiến thức

Trong quá trình học tiếng Nhật, bạn học được rất nhiều kiến thức như từ mới, ngữ pháp mới… nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể kết hợp được những thứ ấy với nhau. Đặc biệt khi mới bắt đầu học tiếng Nhật miễn phí, bạn thường học bằng cách nhìn các mẫu câu rồi ghi lại y hệt mà không phân tích ngữ pháp, không tìm hiểu văn cảnh sử dụng. Việc này rất nguy hiểm bởi như vậy chỉ là học vẹt.

Bạn nên linh hoạt vận dụng kiến thức để đặt câu và giao tiếp thực tế hàng ngày. Kiến thức sẽ là của bạn nếu bạn biết cách sử dụng nó. Ngược lại, bạn sẽ nhanh chóng quên đi phần kiến thức ấy và mãi mãi không thể giỏi được.

Bạn có mắc phải lỗi nào trong bốn lỗi trên khi học tiếng Nhật online miễn phí không? Nếu có thì hãy cố gắng cải thiện các lỗi đó để việc học tiếng Nhật có hiệu quả hơn nhé. Chúc các bạn thành công.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

NẮNG đã có MŨ, MƯA đã có Ô, Học tiếng Nhật đã có SOFL
Các khóa học tiếng Nhật giao tiếp của Trung tâm tiếng Nhật SOFL tại TPHCM liên tục được khai giảng với rất nhiều ưu đãi bất ngờ đang chờ các bạn khám phá trong tháng 4 này. Đặc biệt hơn bạn sẽ có cơ hội nhận ngay ô dù thiết kế độc quyền bởi đội ngũ nhân viên tại SOFL sẽ là món quà cực kỳ tuyệt vời dành tặng cho bạn. Đừng bỏ lỡ, đăng ký học ngay thôi!

Nội dung chương trình:

- Giảm hơn 10% học phí + tặng giáo trình VÀ ô/dù phiên bản độc quyền của SOFL đối với khóa sơ cấp 1.
- Giảm đến 15% học phí + giáo trình tương ứng HOẶC ô dù phiên bản độc quyền của SOFL đối với các khóa sơ cấp, cấp tốc 1, 2, 3, 4, 5, khóa giao tiếp.
- Giảm đến 10% học phí + giáo trình tương ứng HOẶC ô dù phiên bản độc quyền của SOFL đối với các khóa N5, N4 và cấp tốc N5, N4.

Thời gian áp dụng: Từ 1- 30/4/2019 

Đối tượng áp dụng: Tất cả các bạn học viên đã đăng ký và hoàn thành đầy đủ học phí của khóa học trong thời gian diễn ra chương trình khuyến mãi. 
Điều kiện áp dụng:

        - Đăng ký trực tiếp tại form trên website
        - Chương trình không áp dụng song song với các chương trình ưu đãi khác

Khóa học áp dụng: Toàn bộ các khóa học offline tiếng Nhật

Cơ sở áp dụng: 5 Cơ sở ở Hà Nội, HCM

>>> Khóa học tiếng Nhật giao tiếp TPHCM

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Đổi tiền Việt sang tiền Nhật ở Ngân hàng nào?
Nếu bạn có ý định đi du lịch Nhật Bản thì việc đổi tiền Việt sang tiền Nhật là không thể bỏ qua. Nhưng bạn đã biết đổi tiền Việt sang tiền Nhật ở Ngân hàng nào chưa? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất cho bạn.
Cách đổi tiền việt sang tiền Nhật

>>> Học tiếng Nhật du học

Thông tin tiền tệ Nhật Bản

Đơn vị tiền tệ ở Nhật Bản được tính bằng đồng Yên Nhật được ký hiệu là  ¥, mã: JYP, và đây cũng là đồng tiền được giao dịch trên thị trường thế giới, với tỷ giá khá cao, chỉ đứng sau đồng USD và Euro.

Tiền Yên Nhật được phát hành 2 loại là tiền giấy và tiền xu. Trong đó tiền xu thường là những đồng tiền có mệnh giá nhỏ như: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 100 Yên, 500 Yên. Còn tiền giấy có 4 mệnh giá lớn đó là: 1.000 Yên, 2.000 Yên, 5.000 Yên và 10.000 Yên. Tỷ giá giữa tiền Yên Nhật và Việt Nam khoảng: 1 Yên ~ 200VND (Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ giá để tham khảo, vì nó còn thay đổi theo thị trường nữa nhé).

Ngoài ra, nếu bạn có cơ hội du lịch Nhật Bản mà muốn tìm hiểu lịch về lịch sử phát hành đồng tiền Yên Nhật, thì có thể tới một số địa điểm du lịch hấp dẫn ở Nhật Bản như: Bảo tàng tiền tệ, sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, văn phòng Osaka Mint Bureau.

Đổi tiền Nhật ở đâu? Địa chỉ đổi tiền Yên Nhật

Để thực hiện được giao dịch đổi tiền Nhật Bản ở Việt Nam thì bạn cần mang theo một số giấy tờ chứng minh chuyến đi sang Nhật Bản của mình như: Vé máy bay, hợp đồng du lịch với công ty du lịch… thì các nhân viên mới chấp thuận cho bạn đổi tiền. Còn nếu muốn đổi tiền Yên Nhật tại Nhật Bản thì bạn chỉ cần mang theo hộ chiếu là được nhé.


Đổi tiền Yên Nhật ở Việt Nam

Địa chỉ đổi tiền Yên Nhật ở Hà Nội: Bạn có thể tới các ngân hàng trong nước hoặc muốn nhanh hơn thì có thể đến các tiệm vàng ở phố Hà Trung cũng đều có dịch vụ đổi tiền.
Địa chỉ đổi tiền Yên Nhật ở TP.HCM: Có rất nhiều địa điểm đổi tiền, nhưng chủ yếu vẫn là các tiệm vàng ở đường Lê Thánh Tôn (Q.1), đường Lê Văn Sỹ (Q.3) và các ngân hàng trong nước.


Đổi tiền Yên Nhật tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản cũng có rất nhiều nơi có thể đổi tiền ngoại tệ sang Yên Nhật, du khách có thể đến một số sân bay quốc tế ở Nhật Bản sẽ thấy quầy đổi tiền ngay gần đó. Hoặc bên trong thành phố bạn có thể đổi ở các ngân hàng Nhật Bản, ở bưu điện, hay ở trong khách sạn lớn (Nhưng ở khách sạn chủ yếu chỉ phục vụ cho du khách lưu trú tại đó)

Những lưu ý cần biết khi đổi tiền Nhật

Bên cạnh kinh nghiệm đổi tiền Yên Nhật đơn giản, dễ dàng bạn cũng nên chú ý tới một số thông tin cần thiết như:

Cho dù đổi tiền Nhật ở Việt Nam hay Nhật Bản thì bạn cũng nên đổi thêm một số đồng tiền lẻ, với mệnh giá nhỏ để có thể thanh toán các mặt hàng ít tiền.
Để có thể mua một số mặt hàng như nước, bánh kẹo, thuốc lá… ở các máy bán hàng tự động của Nhật Bản thì bạn cần đổi tiền xu để thanh toán nhé.
Việc đổi tiền Yên Nhật được giá cao hay thấp phụ thuốc rất nhiều vào đồng tiền bạn đang sử dụng. Chính vì thế, theo kinh nghiệm đổi tiền Yên Nhật thuận lợi, giá tốt nhất mình khuyên bạn nên sử dụng đồng USD. Bởi tỷ giá đồng USD khá cao, nên việc bạn đổi tiền sang Yên Nhật sẽ được giá tốt hơn.
Việc đổi tiền Việt sang tiền Yên Nhật ở Nhật bản có tỷ lệ đổi tiền thấp hơn so với việc đổi tiền Yên Nhật tại Việt Nam. Chính vì thế, bạn nên đổi tiền trong nước, trước khi bay sang du lịch Nhật Bản nhé.
Nếu bạn đi du lịch Nhật Bản, công tác hay chữa bệnh đi chăng nữa thì cũng không được phép mang quá 7.000USD (quy đổi sang các ngoại tệ khác). Chính vì thế bạn không nên đổi quá nhiều tiền Yên Nhật, mà chỉ đổi với số lượng đủ dùng là được. Bạn có thể mang theo thẻ Visacard, Mastercard… để có thể thanh toán, mua sắm trong các trung tâm thương mại lớn, sang trọng, hay các nhà hàng ăn uống cao cấp ở Nhật Bản.

Trên đây là một số kinh nghiệm đổi tiền Việt sang tiền Nhật mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hãy chuẩn bị cho chuyến đi của mình thật tốt nhé.

>>> Cách đọc tiền Việt trong tiếng Nhật

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Tổng hợp các cách xưng hô trong tiếng Nhật
Nếu trong tiếng Anh khi nói chuyện, dù là nói chuyện với đối tượng nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng chỉ xưng hô là  “I” và gọi đối phương là “You”, thì trong tiếng Nhật, cách xưng hô khá tương tự với tiếng Việt. Khi giao tiếp, bạn cần có xưng hô phù hợp, tùy theo đối tượng nói chuyện của bạn là ai. Và trong bài viết ngày hôm nay Trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL sẽ tổng hợp giúp bạn các cách xưng hô trong tiếng Nhật tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp nhé!
Cách xưng hô trong tiếng Nhật



Xưng hô ngôi thứ 1 và ngôi thứ 2 trong tiếng Nhật


Nếu so sánh với cách xưng hô của người Việt Nam thì cách xưng hô trong tiếng Nhật lại có phần dễ hơn. Chẳng hạn, khi gọi một người họ hàng, người Việt Nam có đủ mọi loại xưng hô: bác, chú, cậu thì người Nhật chỉ gọi chung là おじさん (Ojisan), hoặc おばさん (obasan) để gọi chung mợ, cô, bác.

So với tiếng Việt, cách xưng hô trong tiếng Nhật quả thật đơn giản hơn, dù vậy, để ghi nhớ cách xưng hô và sử dụng một cách thành thạo cũng cần chúng ta phải đầu tư rất nhiều thời gian. Dưới đây, bài viết sẽ chia ra thành một số nhóm xưng hô cơ bản giúp việc học từ vựng tiếng Nhật của bạn trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Cách xưng hô trong gia đình


Ngôi thứ 1
  • Boku (ぼく): nghĩa là “tôi”, tuy nhiên, boku chỉ được dùng bởi các cậu con trai (các ông bố thường không dùng từ này trong khi nói chuyện).
  • Ore (おれ) : mang nghĩa “tao”, khá suồng sã, do đó có nhiều gia đình không xưng hô theo cách này. Dẫu vậy, một số ông bố vẫn dùng “ore” để nói chuyện với vợ hoặc con cái.
  • Watashi (わたし): “tôi”, watashi được dùng bởi cả nam và nữ trong gia đình.
  • Otousan (おとうさん) là bố, okaasan (おかあさん) là mẹ; bố hoặc mẹ sẽ dùng các từ này để chỉ bản thân. Để nói bố, mẹ chung thì họ có thể dùng ごりょうしん (go ryoushin - bố mẹ).

Ngôi thứ 2

Ngôi thứ 2
Cách xưng hô trong tiếng Nhật
Em trai
Tên + kun
Em trai/ gái
Tên + chan
Chị gái
Neesan/ oneesan/ oneue
Anh trai
Niisan/ oniisan/ oniue
Bố
Tousan otousan/ papa hoặc chichioya jiji (ông già)
Mẹ
Kaasan/ okaasan/ hahaoya/ mama
Ông (nội, ngoại)
Jiisan/ ojiisan
Bà (nội, ngoại)
Baasan/ obaasan
Cô, dì, bác (nữ giới)
Basan/ obasan
Chú, cậu, bác (nam giới)
Jasan/ ojisan

Tất cả các trường hợp trên đều có thể thay “san” bằng “chan”.

Cách xưng hô trong trường học

Bạn bè với nhau
Bạn bè với nhau

Ngôi thứ 1
Ngôi thứ 2


Watashi/  Boku (tôi)
Ore (tao- dùng với bạn thân)
Xưng tên
Tên riêng+ chan (bạn nói chung)
Tên riêng + kun (bạn nam)
Kimi (đằng ấy/ cậu)
Omae (mày- với bạn thân)
Tên+ senpai (với anh chị khóa trước)

Học trò với thầy cô và ngược lại
Trò với thầy
Thầy với trò
Ngôi thứ 1 (Trò)
Ngôi thứ 2 (Thầy)
Ngôi thứ 1 (Thầy)
Ngôi thứ 2 (Trò)
Watashi (tôi)
Boku (tôi, học sinh nam dùng khi thân thiết)
Sensai (thầy/ cô)
Tên riêng + sensai/ senseigata
Kouchou sensei (Hiệu trưởng)
Sensai (thầy/ cô)
Watashi (tôi)
Boku (tôi, thầy giáo dùng khi thân thiết)
Tên riêng
Tên riêng + kun (dành cho nam)
Tên riêng + chan/ kimi/omae  (dùng chung cả nam và nữ)

Cách xưng hô trong công ty

  • Với ngôi thứ nhất: chúng ta cần tự xưng: watashi/ boku/ ore (ore chỉ được dùng với người cùng cấp hoặc dưới cấp
  • Với ngôi thứ 2
Cấp trên
Đồng cấp
Cấp dưới
Tên + san/ senpai
Tên riêng
Tên + chức vụ ( buchou: trưởng phòng; shachou: giám đốc)
Omae (mày, dùng khi thân thiết)
Kimi (cô, cậu)

Xưng hô trong giao tiếp xã giao


Ngôi thứ nhất

  • Ore (ore: tao). Lưu ý, khi tự xưng “ore” với người không thân thiết, rất dễ xảy ra tình huống cãi nhau vì ore mang tính suồng sã cao, thường chỉ được dùng nếu có mối quan hệ thân thiết.
  • Atashi: có tính chất điệu hơn watashi, thường được con gái sử dụng, trong tình huống thân mật.

Ngôi thứ 2

  • Omae (mày): giống như tự xưng ore, nếu gọi người khác là “omae” cũng dễ dẫn đến cãi vã.
  • Temae (tên này), đối phương có thể đánh bạn nếu bạn gọi họ bằng cách này.
  • Aniki (đại ca), cách xưng hô này được dùng trong băng nhóm, hoặc được những người thân thiết dùng với nghĩa trêu đùa.
  • Aneki (chị đại), tương tự như “anika”, nhưng dùng khi đối phương là nữ giới.


Cách xưng hô trong mối quan hệ yêu đương


Thông thường, với những cặp đôi ở Nhật, mỗi độ tuổi lại có cách xưng hô phổ biến riêng.
  • Với độ tuổi khoảng 20, cách xưng hô phổ biến nhất là : tên riêng + chan/ kun.
  • Những cặp đôi độ tuổi 30 có hai cách gọi: tên riêng + chan/ kun hoặc gọi bằng nickname (ít hơn).
  • Với những cặp đôi độ tuổi 40, cách gọi phổ biến nhất là chỉ gọi tên (không kèm chan/ kun); ngoài ra họ cũng có thể gọi bằng “tên + san” (ít hơn cách trước).


Xưng hô ngôi thứ 3 trong tiếng Nhật


Trong cuộc đối thoại giữa hai người có thể nhắc đến đối tượng thứ ba - được gọi là ngôi thứ 3. Để nói về những người này, người ta thường gọi bằng một số cách sau:

  • Tên + san/ kun/ chan.
  • Tên + chức vụ; trong trường hợp nói về một người trong công ty mình với công ty khác chỉ dùng “tên”.
  • Tên + sama: dùng trong trường hợp lịch sự, thể hiện sự tôn trọng (dùng cho cả nam và nữ).
  • Đối với người thân, bạn có thể dùng: haha (mẹ tôi); chichi (bố tôi), ani (anh tôi), ane (chị tôi), imouto (em gái tôi), ototo (em trai tôi) để nhắc đến họ.

Trên đây là các cách xưng hô tiếng Nhật cơ bản, phổ biến được người Nhật sử dụng. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc học tập khi đi du học hay làm việc, học tập ở Nhật Bản. Chúc các bạn học tiếng Nhật vui vẻ nhé!